Hiền như trăn?
Bất
kể người dân nào ở thôn Hiếu Thượng (Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam) hay
thôn Bồng Lạng Hạ (Thanh Nghị) đều kể vanh vách về loài trăn. Từ nhiều
đời nay, người dân ở đây chẳng lạ gì loài vật này. Bà Lê Thị Vũng, thôn
Bồng Hạ kể, trước đây trăn còn xuống cả dưới ruộng.
Dê núi ở Hà Nam
Rất
nhiều người đi gặt lúa bắt được trăn. Số người ở đây bắt được trăn
nhiều vô kể. Chị Nguyễn Thị Duyên, con dâu bà Vũng là một trong số đó.
Ngày đó, chị Duyên lên núi tìm củi cùng anh trai, may mắn thấy con trăn
vừa nuốt xong con dê. Rất gọn lẹ, anh lấy áo trùm đầu, chị ôm đuôi, con
trăn 15kg đã bị tóm gọn...
Trăn nhiều và có những con lên đến mấy chục cân nhưng hiểu được giống này nên người dân chẳng một ai sợ. Theo họ, trăn chẳng bao giờ tấn công con người.
Thậm
chí, những con dê trưởng thành cũng ít khi bị trăn ăn thịt, trăn chỉ
hợp khẩu vị với những chú dê con. Mọi người vẫn gọi trăn trên núi đá là
trăn đất, loại trăn vừa chậm vừa hiền. Những năm gần đây trăn không còn
xuống ruộng đồng của người dân nữa mà chỉ ở trên núi đá. Những người bắt
được trăn chỉ khi trăn đã nuốt dê.
Ông
Kiên cho biết, mỗi tháng trăn chỉ ăn một con mồi, vậy nhưng có tháng cả
chục con dê của dân vẫn bị ăn. Điều đó nói lên rằng, số trăn trên núi
là rất lớn. Trăn đất lại dễ bắt và bán được nhiều tiền, thế nhưng chẳng
ai hy vọng bắt được vì vô số những hang đá biết chúng ở nơi đâu.
Nhanh nhẹn khi vồ mồi
Trước
đây đàn dê nhà ông Kiên chỉ ăn quanh quẩn ngay ngọn núi Cửa Rán trước
mặt. Ngồi ở sân nhà có thể ngắm nghía đàn dê chạy tung tăng trên núi.
Một buổi trưa, khi những người hàng xóm đang uống nước chè tại nhà ông
Kiên, mọi người bỗng giật mình khi nghe tiếng "vèo".
Khi trăn quăng mình thường nghe "tiếng gió" rít theo như vậy.
Chạy
hết cả ra sân, hướng mắt về núi. Mọi người bàng hoàng khi thấy con trăn
như khúc củi "ném" mình trên vách đá cao hàng chục mét hướng đến đàn
dê. Anh Trần Văn Hà dẫn đầu đoàn chạy ra hướng con trăn.
Khi
trăn vừa vồ được dê cũng là lúc nó bị trùm áo lên đầu rồi tóm gọn. Ông
Kiên bảo, trăn trở nên nhanh nhẹn lạ thường khi nó vồ mồi nhưng với
người thì trăn... ngu lắm. Cũng vì thế, con nào chẳng may để người thấy
coi như số phận nó được định đoạt.
Trăn
nhiều nhưng gặp và bắt được nó lại rất ít. Bắt được trăn thường là chủ
các đàn dê. Năm ngoái, ông Kiên lên núi lùa đàn dê về, khi đi qua hang
đá thấy con đầu đàn cất tiếng kêu thất thanh, cả đàn dê lùi lại và đi
theo hướng khác. Với kinh nghiệm của mình, ông Kiên biết chắc chắn là có
trăn.
Ông
tiến lên trước, nhìn lên vách đá trên đầu, thấy con trăn đang đu mình
vắt vẻo trên mỏm đá. Ông Kiên nhẹ nhàng leo lên, tóm gọn chú trăn gần
20kg khi nó vẫn mải mê ngắm nhìn đàn dê. Đó cũng là lần duy nhất ông
Kiên bắt được trăn.
Nếu nuốt được 1 chú dê, trăn sẽ no cả tháng.
Khoảng
một năm trở lại đây, nhà ông Kiên cũng như nhiều hộ dân ở xã Thanh Nghị
không còn để dê ngủ lại trên núi nữa. Trăn hiện cũng không nhiều như
trước do tại Thanh Nghị hiện đã có sự hiện diện của 4 nhà máy xi măng.
Những núi đá ngày đêm bị mìn oanh tạc cùng với sự ồn ào của nhà máy xi
măng khiến trăn không còn đất sống.
Trước
đây, các chủ nuôi dê có thể để con vật yêu của mình trên núi cả tháng
chẳng lo gì đến trộm cắp ngoài trăn. Bây giờ trăn ít nhưng nạn trộm dê
lại hoành hành. Con mồi ngày một ít và trăn cũng đang tìm đường trốn
khỏi núi đá Thanh Nghị.